Trang

Thứ Tư, 13 tháng 7, 2011

Tác dụng của Ion âm trong không khí

1. Các phương pháp thông dụng làm sạch không khí
  • Phin lọc thường: để lọc bụi thô
  • Ion âm: để lọc bụi tinh, khói; khử mùi và diệt khuẩn
  • Ozone: để khử mùi, tạp khí và diệt khuẩn
  • Than hoạt tính: chuyên để khử mùi
  • Phin sinh học: chuyên diệt khuẩn và nấm mốc
2. Nguyên lý lọc sạch của ion âm
  • Các phần tử tích điện âm và dương sẽ tự hút nhau.
  • Ion âm sẽ tích điện âm hoặc bám vào các tạp chất trong không khí (khói, bụi, vi khuẩn thường mang điện tíchdương). Quá trình này diễn ra liên tục cho đến khi khối tạp chất đủ nặng để rơi xuống đất. Vì vậy, không khí với mật độ ion âm càng cao sẽ càng sạch.
3. Tác dụng sinh học của ion âm trong không khí
  • Ngoài tác dụng làm sạch không khí, ion âm còn có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người
  • Ion âm giúp giảm cảm giác mệt mỏi, căng thẳng, buồn nôn, đau đầu…; ion âm hỗ trợ quá trình hấp thụ oxy.
  • Không khí với mật độ ion âm cao cho cảm giác trong lành và tươi sạch như ở rừng núi, bờ biển, như những nơi vừatrải qua mưa giông to.
4. Quá trình hình thành ion âm trong tự nhiên
  • Ion trong không khí là nguyên tử hay phân tử khí bị mất đi hay được gắn thêm electron. Ion âm là phần tử được gắn thêm electron.
  • Ion không tồn tại lâu trong không khí. Quá trình hình thành và mất đi của ion diễn ra liên tục khi có đủ tác động từ bên ngoài.
  • Năng lượng của các tia chớp, tia hồng ngoại và các tia vũ trụ khác là tác nhân chính tạo nên ion. Ngoài ra còn cóthể kể đến quá trình hình thành ion từ bụi nước, cây xanh…
5. Mật độ ion âm trung bình trong tự nhiên
  • Mật độ ion ở các vùng cao lớn hơn vùng thấp. Mật độ ion âm lân cận các thiết bị tích điện dưong như màn hìnhmáy tính, tivi… là rất thấp.
  • Thác nước: 20,000 ion âm / 1 cm3 không khí
  • Rừng núi: 10,000 ion âm / 1 cm3
  • Bờ biển: 5,000 ion âm / 1 cm3
  • Vườn cây: 2,000 ion âm / 1 cm3
  • Ngoài đường: 500 ion âm / 1 cm3
  • Trong phòng: 50 ion âm / 1 cm3
6. Ảnh hưởng của mật độ ion âm đến sức khỏe
  • Trong phòng có mật độ ion âm ít hơn 50 / 1cm3 như phòng hút thuốc, chúng ta có cảm giác ngột ngạt. Đây là môitrường dễ phát sinh vi khuẩn.
  • Khi ở trong khu vực có mật độ ion âm ít hơn 1,000 / 1cm3, cơ thể có cảm giác cần được thông gió.
  • Khu vực với mật độ ion âm 2,000 ~ 20,000 / 1cm3 cho ta một cảm giác không khí trong lành, tươi sạch.
  • Với mật độ ion âm trên 20,000 / 1cm3, con người sẽ có cảm giác hưng phấn, sảng khoái. Môi trường này còn cótác dụng ngăn không cho vi khuẩn phát triển.
7. Các thiết bị tạo ion âm thông dụng
  • Thiết bị tạo ion âm gắn trong xe
  • Thiết bị tạo ion mang theo người
  • Thiết bị tạo ion âm gắn trong máy lạnh
  • Máy tạo ion âm chuyên dùng để trong phòng
8. Máy tạo ion âm chuyên dùng trong phòng
  • Máy sẽ tạo ra một trường điện thế cao (khoảng 3400V) để ion hóa các phân tử khí lưu thông qua khu vực này
  • Mục đích để tăng mật độ ion trong phòng lên 20,000 đến 30,000 ion âm / 1cm3 không khí.
  • Máy tạo ion cho phòng 20m2 có kích thước khoảng 280x180x80mm, cân nặng 1.8kg. Máy có công suất khoảng 10W.
9. Thiết bị tạo ion âm trong máy lạnh treo tường
  • Ngoài phin lọc bụi thô và than hoạt tính khử mùi, một số máy lạnh treo tường có trang bị thêm thiết bị tạo ion âmnhỏ để lọc bụi tinh, diệt khuẩn và khử một số mùi.
  • Thiết bị tạo ion với một chổi quét được lắp ở miệng thổi gió của máy. Công suất điện chỉ vào khoảng 1W, khôngphát sinh tiếng ồn.
  • Mật độ ion âm được tạo ra trong vùng lân cận chổi quét lên đến 1 triệu / 1cm3. Cách xa 1m, mật độ giảm xuống còn khoảng 2,000 ion âm / 1cm3.
Theo Website dieuhoakhongkhi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét