Trang

Thứ Hai, 16 tháng 4, 2012

2 triệu người chết mỗi năm vì ô nhiễm không khí


Theo kết quả nghiên cứu vừa công bố tại Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos, Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có chất lượng không khí thấp và ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khoẻ. Ô nhiễm không khí "kẻ giết người thầm lặng", mỗi năm có khoảng 2 triệu người chết vì ô nhiễm không khí - đó là lời cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra cuối tháng 9-2011. 

Làm thế nào để giảm thiểu các tác hại của ô nhiễm không khí đến sức khoẻ con người? khi ô nhiễm ở nước ta ngày càng cao, do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Thiết nghĩ đã đến lúc chúng ta phải hành động vì sức khoẻ của bản thân và gia đình. Bằng việc sử dụng các thiết bị làm sạch không khí cho gia đình, nơi làm việc. Đó là giải pháp tối ưu để bảo vệ sức khoẻ, trong tình hình ô nhiễm hiện nay.

Với mục đích góp phần "Bảo vệ sức khoẻ và nâng cao chất lượng sống cho cộng đồng". Maxq là thương hiệu hàng đầu và tiên phong tại Việt Nam trong lĩnh vực làm sạch không khí. Với hơn 10 nghìn lượt khách hàng mỗi năm, chúng tôi đã góp phần nâng cao chất lượng sống cho trên 100 nghìn hộ gia đình. 

Danh tiếng là nền tảng cho một thương hiệu vững mạnh, Maxq cũng không ngoại lệ. Muốn phát triển bền vững phải đặc biệt chú trọng việc đề cao uy tín. Maxq sử dụng quy trình chuẩn, đã được chứng minh là hiệu quả, chúng tôi cam kết cung cấp cho khách hàng những sản phẩm đảm bảo chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn CE; UL.....

Các sản phẩm của Maxq gồm: 
# 1. Doctor Air; Doctor Virut - Máy khử mùi làm sạch không khí Công nghệ Plasma ion - diệt trên 99% vi khuẩn và loại bỏ hoàn toàn mùi hôi tanh chỉ sau 15 phút, cung cấp hàng triệu ion âm, làm cho không khí trở nên trong lành - Maxq Doctor Air mang cả vườn cây và thác nước vào trong ngôi nhà của bạn.

# 2. Doctor Power - Máy đổi điện DC/AC thay thế máy phát điện khi mất điện - không còn nỗi lo mất điện giữa mùa hè oi bức. Ưu điểm an toàn, rất rễ vận hành chỉ cần nhấn nút, không tiếng ồn, không tiêu hao nhiên liệu, không khói, không ô nhiễm. 
Với sứ mệnh là bảo vệ sức khoẻ và nâng cao chất lượng sống cho cộng đồng. Chúng tôi rất vui mừng và vô cùng hạnh phúc được đồng hành cùng Anh/ chị trong việc bảo vệ sức khoẻ và nâng cao chất lượng sống.

Nếu ô nhiễm không khí và mất điện ngoài mong muốn. Đã, đang làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của Anh/ chị, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí. 




MAXQ, Giải pháp Nguồn điện dự phòng và làm sạch không khí 
MAXQ, Doctor Power Máy đổi điện DC/AC "Không còn nỗi lo mất điện giữa mùa hè oi bức", Maxq thay thế cho máy phát điện. Ưu điểm không tiếng ổn, không tốn xăng, không khói, không ô nhiễm...
MAXQDoctor Air - Plasma ion "Diệt 99% vi khuẩn và loại bỏ hoàn toàn mùi hôi chỉ sau 15 phút" Doctor Air giải pháp hoàn hảo cho việc làm sạch không khí trong nhà đình.
MAXQ, Bảo vệ sức khoẻ và nâng cao chất lượng cuộc sống. Nếu bạn thật sự là người quan tâm đến sức khoẻ, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Thứ Hai, 27 tháng 2, 2012

Thực trạng ô nhiễm không khí đô thị ở Việt Nam

1Chủ tịch Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam
TÓM TẮT
Trong báp cáo này  trình bày thực trạng môi trường không khí đô thị ở Việt Nam:
- Các nguồn thải ô nhiễm không khí đô thị từ các hoạt động giao thông vận tải, công nghiệp, xây dựng và các hoạt động khác;
- Chất lượng không khí ở các khu đô thị (ô nhiễm bụi, SO2, NO2, CO và BTX);
- Đề xuất các giải pháp quản lý để cải thiện chất lượng không khí đô thị.
Từ khóa: môi trường không khí đô thị
ABSTRACT
This paper presents the real situation of urban air environment in Viet Nam:
- Sources of urban air pollution from transport, industry, construction and other activities;
- Air quality in urban areas (dust, sulfur dioxide, nitrogen dioxide, carbon monoxide and BTX pollutions);
- Proposing management measures for improvement of urban air quality.
Keywords: urban air environment

1. VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA NHANH
Bảo vệ môi trường đô thị ngày càng có tầm quan trọng trong phát triển bền vững quốc gia, bởi vì dân số đô thị ngày càng lớn, chiếm tỷ lệ trong tổng dân số ngày càng cao. Các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia ngày càng tập trung trong các đô thị. Ở khu vực các nước ASEAN gần 3/4 GDP và khoảng 2/3 tổng sản lượng xuất khẩu quốc gia đều xuất phát từ các đô thị. Thí dụ, riêng Metro Bangkok (2005) đóng góp 44% GDP của Thái Lan, Metro Manila (2006) đóng góp 37% cho GDP của Philippine, Thành phố Hồ Chí Minh (2006) đóng góp 23,5% cho GDP Việt Nam.
Năng lượng tiêu thụ ở các đô thị có thể chiếm tới 3/4 tổng năng lượng tiêu thụ của quốc gia. Năng lượng tiêu thụ, tức là tiêu thụ nhiên liệu than, dầu, xăng, khí đốt càng nhiều, nguồn  khí thải ô nhiễm càng lớn, do đó các vấn đề ô nhiễm không khí trầm trọng thường xảy ra ở các đô thị, đặc biệt là thường xảy ra ở các đô thị lớn.
Ở nước ta trong thời gian khoảng ¼ thế kỷ qua, cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là quá trình đô thị hoá tương đối nhanh (bảng 1, bảng 2).
Bảng 1 : Diễn biến đô thị hoá ở nước ta trong ¼ thế kỷ qua và dự báo đến 2020
Năm
1986
1990
1995
2000
2003
2006

2009
Dự báo
2010
2020
Số lượng đô thị (từ loại V trở lên)
480
500
550
649
656
729
752
-
-
Dân số đô thị
(triệu người)
11,87
13,77
14,938
19,47
20,87
22,83
25,38
28,5
40,0
Tỷ lệ dân ĐT trên tổng dân số toàn quốc (%)
19,3
20,0
20,75
24,7
25,8
27,2
29,6
32,0
45,0
Nguồn: Niên giám thống kê Quốc gia và thông tin từ Bộ Xây dựng
Bảng 2. Diễn biến đô thị hóa Thủ đô Hà Nội 65 năm qua
Đô thị hóa
Năm
1945
1954
1960
1983
1995
2004
2009
2030
Dân số (1000 người)
140
150
412
800
1.050
3.000
6.350
9.135
Diện tích (km2)
130
152
-
-
460
920
3.347
3.347
Bùng nổ giao thông cơ giới (ước tính)
Năm 1980
2000
Hiện nay
Xe đạp
Ô tô, xe máy
GT công cộng
Xe đạp
Ô tô, xe máy
GT công cộng
Xe đạp
Ô tô, xe máy
GT công cộng
80%
5%
15%
65%
>30%
<5%
2-3%
87-88%
10%
Công nghiệp hóa
Năm
1995
2000
2005
2009
Số KCN
2
4
6
12
Diện tích (ha)
90
268
702
1927
Tuy vậy, tốc độ đô thị hóa ở nước ta còn chậm hơn đô thị hóa trung bình của châu Á khoảng 15 năm (năm 2007 tỷ lệ dân số đô thị của toàn Châu Á đã vượt 50%, của Malaysia: 69,3%, của Phillipine: 64,2%, của Indonesia: 50,4% và của Thailand: 32,9%).

2. PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI TĂNG NHANH
Đô thị càng phát triển thì số lượng phương tiện GTVT lưu hành trong đô thị càng tăng nhanh (Biểu đồ 1). Đây là áp lực rất lớn đối với môi trường không khí đô thị.
Biểu đồ 1. Số lượng ô tô và xe máy hoạt động hàng năm của Việt Nam
Nguồn: Cục Đăng kiểm Việt Nam và Vụ KHCN&MT, Bộ GTVT, 2009
Số lượng phương tiện cơ giới này tập trung chủ yếu rất lớn tại các đô thị lớn, đặc biệt là ở Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội (Biểu đồ 2).
Một đặc trưng của các đô thị Việt Nam là phương tiện giao thông cơ giới 2 bánh chiếm tỷ trọng lớn. Ở các đô thị lớn, trong những năm qua, tỷ lệ sở hữu xe ôtô tăng nhanh, tuy nhiên lượng xe máy vẫn chiếm tỷ lệ rất lớn.


Biểu đồ 2. Số lượng xe máy trên 1.000 dân ở các thành phố lớn của Việt Nam năm 2006
Nguồn: Cục Đăng kiểm Việt Nam, 2007
Tp. Hồ Chí Minh có tới 98% hộ dân thành phố có sở hữu xe máy (Nguồn: Chi cục BVMT Tp. Hồ Chí Minh, 2007). Tại Hà Nội, xe máy chiếm hơn 87% tổng lưu lượng xe hoạt động trong nội thành Hà Nội (Nguồn: Sở TNMT&NĐ Hà Nội, 2006).

Hình 1. Tình trạng giao thông tại Ngã sáu Dân Chủ, Tp. Hồ Chí Minh
Nguồn: Vietbao, 10/02/2007
Hình 2. Tình trạng giao thông tại đường Láng Hạ, Hà Nội
Nguồn: VTC, 05/09/2007


3. CÔNG NGHIỆP HÓA VÀ ĐÔ THỊ HÓA CÀNG MẠNH THÌ NHU CẦU TIÊU THỤ NĂNG LƯỢNG CÀNG LỚN, NGUỒN Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ CÀNG TĂNG
Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước ngày càng tăng và dự báo trong 25 năm tới còn tiếp tục tăng cao (Biểu đồ 3). Nếu các tiêu chuẩn về chất lượng xăng dầu không được thắt chặt thì chúng ta sẽ phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm không khí đô thị rất nghiêm trọng.
Tiêu thụ xăng dầu là một trong những nguyên nhân phát thải các chất độc hại như CO, hơi xăng dầu (HmCn, VOC), SO2, chì, BTX. Phát thải những chất này liên quan chặt chẽ đến chất lượng xăng dầu. Trong cơ cấu tiêu thụ xăng dầu của quốc gia thì GTVT chiếm tỷ trọng lớn nhất (Biểu đồ 4), là nguồn phát thải khí ô nhiễm lớn nhất trong đô thị.
 

Biểu đồ 3. Nhu cầu xăng dầu của Việt Nam những năm qua và dự báo cho đến năm 2025
Nguồn: Quy hoạch phát triển ngành dầu khí Việt Nam giai đoạn 2006-2015
- Định hướng đến năm 2025, Bộ Công nghiệp, 7/2007









2.         HOẠT ĐỘNG GIAO THÔNG VẬN TẢI LÀ NGUỒN THẢI LỚN NHẤT GÂY RA

4. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ ĐÔ THỊ
Hoạt động giao thông vận tải, các ngành công nghiệp, thủ công nghiệp và hoạt động xây dựng là những nguồn chính gây ô nhiễm không khí ở các khu đô thị. Theo đánh giá của các chuyên gia, ô nhiễm không khí ở đô thị do giao thông gây ra chiếm tỷ lệ khoảng 70%.
Xét các nguồn thải gây ra ô nhiễm không khí trên phạm vi toàn quốc (bao gồm cả khu vực đô thị và khu vực khác), ước tính cho thấy, hoạt động giao thông đóng góp tới gần 85% lượng khí CO, 95% lượng VOCs. Trong khi đó, các hoạt động công nghiệp là nguồn đóng góp khoảng 70% khí SO2. Đối với NO2, hoạt động giao thông và hoạt động sản xuất công nghiệp có tỷ lệ đóng góp xấp xỉ nhau (Biểu đồ 5 và Bảng 3).
Bảng 3. Ước tính thải lượng các chất gây ô nhiễm từ các nguồn thải chính của Việt Nam năm 2005 (Đơn vị: tấn/năm)
TT
Ngành sản xuất
CO
NO2
SO2
VOCs
1
Nhiệt điện
4.562
57.263
123.665
1.389
3
Sản xuất công nghiệp, dịch vụ, sinh hoạt
54,004
151,031
272,497
854
4
Giao thông vận tải
301.779
92.728
18.928
47.462

Cộng
360.345
301.022
415.090
49.705
Nguồn: Cục BVMT, 2006
Biểu đồ 6 cho thấy tỷ lệ phát thải các khí ô nhiễm của các loại phương tiện khác nhau. Xe máy là nguồn đóng góp chính các khí như CO, HmCn và VOCs. Trong khi đó, xe tải lại thải ra nhiều SO2 và NOx.
Biểu đồ 6. Tỷ lệ phát thải chất gây ô nhiễm do các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của Việt Nam
Nguồn: Hội thảo Nhiên liệu và xe cơ giới sạch ở Việt Nam, Bộ GTVT và Chương trình môi trường Mỹ Á, 2004
5. HOẠT ĐỘNG THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ SỬA CHỮA CÔNG TRÌNH CÙNG VỚI ĐƯỜNG XÁ MẤT VỆ SINH LÀ NGUYÊN NHÂN CHÍNH GÂY Ô NHIỄM NẶNG VỀ BỤI LƠ LỬNG
Nước ta đang diễn ra quá trình đô thị hóa mạnh nên ở tất cả các đô thị đều có nhiều công trường xây dựng đang hoạt động (xây dựng, sửa chữa nhà cửa, đường xá, vận chuyển nguyên vật liệu) và phát sinh rất nhiều bụi, bao gồm cả bụi nặng và bụi lở lửng, làm cho môi trường không khí đô thị bị ô nhiễm bụi nặng nề. Rác thải không được thu gom hết, đường xá mất vệ sinh, tồn đọng lớp bụi dày trên mặt đường, xe chạy cuốn bụi lên và khuyếch tán bụi ra khắp phố phường.

6. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ ĐÔ THỊ 
Môi trường không khí đô thị bị ô nhiễm bụi có tính phổ biến, nặng nề và ô nhiễm các khí độc hại có tính cục bộ.
6.1. Ô nhiễm bụi - vấn đề nổi cộm của chất lượng không khí đô thị hiện nay
Môi trường không khí xung quanh của hầu hết các khu vực trong thành phố đều bị ô nhiễm bụi, đặc biệt là ở các nút giao thông, các khu vực có công trường xây dựng và nơi tập trung hoạt động sản xuất công nghiệp.
PM10 - vấn đề cần được quan tâm
PM10 trung bình năm của các thành phố lớn của Việt Nam như TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng nhìn chung đều vượt ngưỡng trung bình năm theo khuyến nghị của WHO (20 µg/m3).
So sánh với tiêu chuẩn Việt Nam, tại hầu hết các khu vực của Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, nồng độ bụi PM10 các năm gần đây đều vượt quy chuẩn cho phép (50 µg/m3), (Biểu đồ 7).
Biểu đồ 7. Diễn biến nồng độ bụi PM10 trung bình năm trong không khí xung quanh một số đô thị từ năm 2005 đến 2009
Ghi chú: - Tp. Hồ Chí Minh: số liệu trung bình của 9 trạm tự động liên tục trong thành phố
- Hà Nội, Đà Nẵng: số liệu từ một trạm tự động liên tục tại 1 vị trí của mỗi thành phố
Nguồn: TTKTTV Quốc gia, 2010; Chi cục BVMT Tp. Hồ Chí Minh, 2010
Số liệu quan trắc tại các trạm trong khu dân cư như trạm Đà Nẵng (TP. Đà Nẵng) và trạm ven thành phố như trạm Phủ Liễn (Hải Phòng), cho thấy PM10 trung bình năm dao động xung quanh ngưỡng cho phép. Tuy nhiên, tại các trạm này, vẫn có những thời điểm PM10 trung bình 24 giờ vượt ngưỡng cho phép rất nhiều.
Ô nhiễm PM10 giữa các khu vực trong một đô thị rất khác nhau. Biểu đồ 8 cho thấy vị trí chịu tác động của nhiều nguồn thải như trạm tại trường Đại học Xây dựng Hà Nội có giá trị PM10trung bình năm cao hơn nhiều so với số liệu tại trạm Láng trong khu dân cư Hà Nội, bởi vì Trạm ở trường ĐHXD gần đường giao thông chính và xung quanh có nhiều nhà cửa đang xây dựng và cải tạo. Biểu đồ 9 cho thấy nồng độ PM10 trung bình năm ở ven đường giao thông cao hơn hẳn so với ở trong khu dân cư.
QCVN 05:2009/BTNMT

Biểu đồ 8. Nồng độ PM10 trung bình năm tại trạm Láng và trạm đặt tại Trường Đại học Xây dựng Hà Nội (gần đường Giải Phóng) từ 1999 – 2006
Nguồn: Trung tâm KTTV Quốc gia, 2007; CEETIA, 2005
QCVN 05:2009

Biểu đồ 9. Nồng độ PM10 trung bình năm tại trạm khu dân cư - Quận 2 và trạm gần đường giao thông - Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh năm 2005 – 2006
Nguồn: Chi cục BVMT TP. HCM, 2007
Bụi lơ lửng tổng số (TSP) - tình trạng ô nhiễm đáng lo ngại
Tình trạng ô nhiễm đối với bụi lơ lửng tổng số (TSP) rất đáng lo ngại, đặc biệt là ô nhiễm dọc hai bên các đường giao thông chính của đồ thị (Biểu đồ 10).
QCVN 05:2009 TB năm

Biểu đồ 10. Diễn biến nồng độ TSP tại một số tuyến đường phố giai đoạn 2005-2009
Nguồn: Các trạm QT&PTMT vùng (Đất liền 1, 2, 3) – Mạng lưới QT&PTMT quốc gia, 2010
Không chỉ ở các tuyến đường giao thông đường phố mà các khu vực dân cư của các đô thị cũng gặp phải vấn đề ô nhiễm bụi, đặc biệt là các khu vực dân cư nằm sát khu vực đang có hoạt động xây dựng hoặc gần đường có mật độ xe lớn (như khu dân cư gần công ty tuyển than Hạ Long (Biểu đồ 11).
QCVN 05:2009 TB năm

Biểu đồ 11. Diễn biến nồng độ bụi TSP trong không khí xung quanh ở các khu dân cư của một số đô thị giai đoạn 2005-2008
Nguồn: Các trạm QT&PTMT vùng (Đất liền 1, 2, 3) – Mạng lưới QT&PTMT quốc gia, 2010
6.2. Ô nhiễm một số khí độc hại
Các khí CO, SO2, NO2 trong không khí tại các đô thị nhìn chung vẫn trong ngưỡng cho phép. Tuy nhiên, tại một số địa điểm và trong một số thời điểm, nồng độ các chất này có tăng lên, một số trường hợp đã vượt trị số cho phép.
Do ảnh hưởng của các hoạt động giao thông, nồng độ NO2 ở gần các trục đường giao thông cao hơn hẳn các khu vực khác. Đặc biệt tại những đô thị có mật độ phương tiện giao thông cao như TP. Hồ Chí Minh, nồng độ NO2 trong không khí cao hơn hẳn những đô thị khác (Biểu đồ 12). Điều này chứng tỏ NO2 được phát sinh chủ yếu từ các hoạt động giao thông trong thành phố.
QCVN 05:2009 TB năm

Biểu đồ 12. Diễn biến nồng độ NO2 ven các trục giao thông của một số đô thị trong toàn quốc
Nguồn: Các trạm QT&PTMT vùng (Đất liền 1,2,3) – Mạng lưới QT&PTMT quốc gia, 2010
Nồng độ SO2 và CO trung bình năm tại các khu vực trong thành phố nhìn chung vẫn trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2009/BTNMT.
Do phần lớn SO2 phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp nên sự chênh lệch nồng độ SO2 giữa khu vực dân cư và trục đường giao thông không nhiều và có xu hướng giảm đi do một phần các cơ sở sản xuất được di dời ra khỏi các thành phố trong các năm vừa qua (Biểu đồ 13).
QCVN 05:2009 TB năm

Biểu đồ 13. Diễn biến nồng độ SO2 tại các trục đường giao thông ở một số đô thị
Nguồn: Trạm QT & PT MT vùng Đất liền 1, TCMT, 2010; Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường_ĐH Xây dựng, 2009
Tại những nơi có mật độ giao thông cao, nồng độ CO cao hơn hẳn. Tại các đô thị phía Nam,nồng độ CO tại các đường giao thông các năm 2005-2009 đều vượt QCVN (Biểu đồ 14).
QCVN 05:2009, TB 24 giờ

Biểu đồ 14. Diễn biến nồng độ CO tại các tuyến đường phố của một số đô thị 2002-2006
Nguồn: Chi cục BVMT TP. Hồ Chí Minh, Cục BVMT, 2007
Benzen, toluen và xylen (BTX) - có xu hướng tăng cao ở  ven các trục giao thông đường phố
Nồng độ khí benzen, toluen và xylen đều có xu hướng tăng cao ở ven các trục giao thông đường phố. Tại Hà Nội, một số nghiên cứu cho thấy nồng độ BTX (benzen, toluen và xylen) cao nhất ở dọc hai bên các tuyến đường giao thông và có giảm đi ở các khu dân cư nằm xa các trục đường lớn (Biểu đồ 15). Điều này chứng tỏ nguồn gốc của những khí này chủ yếu từ các phương tiện giao thông.
Ghi chú:
- Điểm nóng giao thông: trung bình của 6 điểm quan trắc
- Ven đường giao thông: trung bình của 36 điểm quan trắc
- Điểm nóng SXCN: trung bình của 6 điểm quan trắc
- Điểm dân cư thông thường: trung bình của 81 điểm quan trắc
- Ngoại thành: trung bình của 5 điểm quan trắc
Biểu đồ 15. Nồng độ BTX (benzen, toluen và xylen) trung bình 1 giờ của các khu vực thuộc thành phố Hà Nội (quan trắc trong thời gian 12/1/2007-5/2/2007)
Nguồn: Chương trình Không khí sạch Việt Nam - Thuỵ Sỹ, 2007

7. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHỦ YẾU CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ ĐÔ THỊ
7.1. Cải tạo, nâng cấp giao thông đô thị trở thành giao thông đô thị xanh
- Cải tạo quy hoạch hệ thống giao thông đô thị sao cho đáp ứng các chỉ tiêu: Tỷ lệ diện tích giao thông động đạt 15-20% tổng diện tích xây dựng đô thị, tỷ lệ diện tích giao thông tĩnh đạt 3-6%, mật độ đường đạt khoảng 6km/1km2;
- Phát triển giao thông công cộng (đạt trên 40%), giao thông đi bộ và đi xe đạp trong thành phố;
- Thắt chặt các tiêu chuẩn môi trường có liên quan (tiêu chuẩn xăng dầu, tiêu chuẩn khí thải của các phương tiện giao thông cơ giới);
- Tiến hành kiểm soát nguồn thải của các loại xe và cấm vận hành đối với các xe không đạt tiêu chuẩn EURO2 về khí thải.
- Khuyến khích xe cộ sử dụng nhiên liệu sạch hơn (xe chạy bằng khí hóa lỏng (LPG), khí tự nhiên nén (CNG), ethanol, dầu sinh học) và xe điện.
- Cấm hoặc giảm lượng xe cá nhân chạy ở khu vực trung tâm thành phố, chỉ dành cho người đi bộ và xe công cộng.
7.2. Phát triển công nghiệp xanh
Hoàn thành việc di chuyển tất cả các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp gây ô nhiễm nặng ra ngoài thành phố. Phát triển công nghệ sản xuất sạch hơn ở tất cả các khu công nghiệp và cơ sở công nghiệp ở xung quanh thành phố (phát triển công nghiệp xanh);
7.3. Về xây dựng
Quản lý và kiểm tra chặt chẽ các nguồn thải ô nhiễm từ hoạt động thu công xây dựng, chấm dứt tình trạng đường phố “nay đào mai lấp”;
- Phát triển xây dựng công trình kiến trúc xanh trong đô thị;
- Phát triên không gian xanh và mặt nước trong đô thị;
7.4. Giữ gìn vệ sinh đường phố
7.5. Về giáo dục
Truyền thông nâng cao nhận thức và xây dựng văn hóa, đạo đức môi trường cho mọi người dân đô thị, đặc biệt là đối với những người lái xe ô tô, xe máy và chủ các cơ sở sản xuất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.     Bộ Tài nguyên và Môi trường. Báo cáo Môi trường Quốc gia, năm 2007. Môi trường không khí đô thị Việt Nam.
2.     Phạm Ngọc Đăng. Các thách thức về ô nhiễm môi trường không khí ở nước ta. Tạp chí BVMT, số 8/2007.
3.     Phạm Ngọc Đăng. Bàn về xã hội hóa phát triển cây xanh đô thị. Tạp chí BVMT, số 4/2009.
4.     Phạm Ngọc Đăng. Các giải pháp phát triển giao thông đô thị bền vững - giao thông đô thị xanh ở nước ta. Tạp chí xây dựng và Quy hoạch, số 10/2010.
Phạm Ngọc Đăng, Nguyễn Thị Thanh Trâm. Kinh nghiệm cải thiện chất lượng không khí đô thị ở các nước châu Á. Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, số 20, tháng 10/200

Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ trầm cảm

Không chỉ tác động xấu tới tim, phổi, ô nhiễm không khí còn làm giảm khả năng ghi nhớ và tăng khả năng bị trầm cảm ở con người.

Ô nhiễm không khí có nguồn gốc từ khí thải ra của xe hơi. Ảnh: Xinhua.
Theo các nhà nghiên cứu Đại học bang Ohio, việc tiếp xúc với không khí ô nhiễm trong thời gian dài có thể dẫn tới sự thay đổi hoạt động của não, tác động xấu tới học tập và ghi nhớ, thậm chí có thể gây ra trầm cảm.
"Kết quả nghiên cứu còn cho thấy tác động tiêu cực của ô nhiễm không khí đến hàng loạt các vấn đề về sức khỏe khác của con người. Điều này gây nhiều phiền toái cho những người sống và làm việc tại các đô thị bị ô nhiễm trên toàn thế giới",Escience dẫn lời tiến sĩ Laura Fonken, tác giả chính trong nghiên cứu được công bố trực tuyến trên tạp chí Tâm thần học phân tử.
Để đưa ra kết luận trên, tiến sĩ Laura Fonken và các đồng nghiệp đã hợp tác với các nhà nghiên cứu ở Viện tim - phổi, Đại học Davis thử nghiệm trên loài chuột.
Nhóm nghiên cứu đã để những con chuột sống trong môi trường ô nhiễm không khí 6 tiếng một ngày, 5 ngày một tuần, và trong suốt 10 tháng, tức là gần nửa tuổi thọ của chuột.
Sau thời gian này, các nhà khoa học đã kiểm tra trí nhớ và sự tập trung của những con chuột bằng cách đào tạo chúng ghi nhớ một lối thoát trong bóng đêm. Nhưng kết quả cho thấy, chúng mất rất nhiều thời gian để học và tìm ra lối thoát. Đồng thời, một số con có biểu hiện giống với trầm cảm.
Không khí ô nhiễm chứa các hạt bụi siêu mịn với kích thước chỉ 2,5 micromet (khoảng 1/30 kích thước sợi tóc người), nó bắt nguồn từ khí thải ra từ các phương tiện giao thông, nhà máy và bụi tự nhiên. Các hạt bụi này có thể chui vào rất sâu bên trong phổi và một số bộ phận khác của cơ thể.
Một phần trong nghiên cứu còn cho thấy các loại hạt bụi siêu mịn còn là nguyên nhân gây ra viêm diện rộng trong cơ thể, có thể liên quan đến bệnh cao huyết áp, tiểu đường hoặc béo phì.

Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ sinh non

Một nghiên cứu quy mô lớn chứng minh rằng những chất độc hại trong không khí khiến nguy cơ sinh non ở phụ nữ tăng thêm tới 30%.

Phơi nhiễm những hóa chất độc trong không khí khiến nguy cơ sinh non ở sản phụ tăng thêm 30%. Ảnh: Telegraph.
Phơi nhiễm những hóa chất độc trong không khí khiến nguy cơ sinh non ở sản phụ tăng thêm 30%. Ảnh: Telegraph.
Telegraph đưa tin các nhà khoa học của Đại học California tại Mỹ, theo dõi 100.000 ca sinh trong phạm vi bán kính 9 km xung quanh các trạm theo dõi không khí tại hạt Los Angeles, bang California, Mỹ. Quá trình theo dõi bắt đầu từ tháng 6/2004 và kéo dài 22 tháng.
Các chuyên gia sử dụng thông tin về ca sinh mà các quan chức y tế cung cấp, đồng thời phỏng vấn những sản phụ để tìm hiểu mối liên quan giữa ô nhiễm không khí và nguy cơ sinh non.
Kết quả cho thấy, những sản phụ phơi nhiễm với các chất độc hại nhất trong không khí có nguy cơ sinh non cao hơn 30% so với những sản phụ phơi nhiễm với không khí bình thường.
Mỗi hóa chất độc hại trong không khí làm tăng nguy cơ sinh non ở một mức độ khác nhau. Chẳng hạn, hóa chất do động cơ diesel thải ra làm tăng nguy thêm 10%, trong khi các hạt muối ammonium nitrate (NH4NO3) làm tăng nguy cơ thêm 21%.
Ammonium nitrate là loại muối kết tinh không màu được dùng để sản xuất phân bón, thuốc nổ và nhiên liệu tên lửa. Do được sinh ra từ chất gây ô nhiễm khác nên người ta gọi nó là chất ô nhiễm thứ cấp.
“Sự gia tăng nguy cơ sinh non do các hạt ammonium nitrate gây nên cho thấy những chất gây ô nhiễm thứ cấp cũng tác động tới sức khỏe của bào thai”, tiến sĩ Beate Ritz, trưởng nhóm nghiên cứu, nhận định.
Nghiên cứu cũng cho thấy mức độ ô nhiễm không khí trong mùa hè lớn hơn so với mùa đông, trong nội địa lớn hơn so với vùng gần bờ biển.
Trước đây giới khoa học đã biết không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ thiếu cân ở bào thai và trẻ sơ sinh.